Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, trọng tâm; giáo viên chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề.Buổi tập huấn nhằm giúp CBQL và GV nắm cụ thể về bản chất, mục tiêu, phương pháp,... của dạy học tích cực.
Thực hiện công văn số 1128/GD&ĐT- TH ngày 27 tháng 12 năm 2017
và công văn số 03/GD&ĐT của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy ngày 03/01/2018 về việc
triển khai Tập huấn cho quản lý, giáo viên tiểu học về phương pháp
dạy học tích cực. Sáng ngày
12/01/2018 tại Trung tâm GD trẻ khuyết tật Lệ Thủy, Thầy giáo Lê Đức Lãnh – chuyên viên phụ trách bậc học Phòng GD&ĐT Lệ
Thủy và thầy giáo Phan Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường TH Ngư Thủy Bắc đã
tổ chức tập huấn cho CBQL&GV về phương pháp dạy học tích cực.Tham gia buổi tập huấn là CBQL &GV của 03 đơn vị:
Trường TH số 1 An Thủy, Trường TH số 2
An Thủy và Trung tâm GD trẻ khuyết tật huyện Lệ Thủy.
Mở đầu
buổi tập huấn là những lời ca, tiếng hát không chuyên của các thầy cô giáo đến
từ ba trường. Các thầy cô đã mang đến buổi tập huấn những khúc ca vô cùng ý
nghĩa khi ngoài kia “mùa xuân đang về” .
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp lấy
sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, trọng tâm;
giáo viên chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề.Buổi tập huấn nhằm
giúp CBQL và GV nắm cụ thể về bản chất, mục tiêu, phương pháp,... của dạy học
tích cực. Mục tiêu chung của dạy học tích cực là tích cực hóa hoạt động
học của học sinh. Dạy học tích cực là điều kiện quan trọng để thực hiện mục
tiêu giáo dục là phát triển năng lực của học sinh. Dạy học tích cực vừa đáp ứng
thực hiện tốt mục tiêu giáo dục theo chương trình và SGK hiện tại, vừa đáp ứng
hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình và SGK mới theo Nghị
quyết 29. Thông qua buổi tập huấn, CBQL và
GV được biết và nắm rõ 8 phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực đó là: Kỹ
thuật đặt câu hỏi; phương pháp chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm; Kỹ
thuật KWL – KWLH; Phương pháp đóng vai; Kỹ thuật Trình bày một phút;
Kỹ thuật Chúng em biết 3; Kỹ thuật Đọc tích cực; Kỹ thuật Viết tích
cực. Thực ra, lâu nay trong quá trình dạy học, GV đã từng sử dụng một số
kỹ thuật dạy học tích cực trên như kỹ thuật đặt câu hỏi; phương pháp chia nhóm
và tổ chức hoạt động nhóm,... nhưng sử dụng chưa tới và chưa đầy đủ.
Vậy làm thế nào để vận dụng 8 kỹ thuật dạy học
tích cực vào dạy học trên lớp có hiệu quả? Đó là phải hiểu sâu rộng các kỹ
thuật dạy học tích cực, phải xác định được mục tiêu của từng bài học, tiết học,
từ đó lập kế hoạch dạy học, phối kết hợp linh hoạt các kỹ thuật dạy học tích
cực,...Tuy nhiên, mỗi phương pháp kỹ thuật dạy học đều có ưu điểm và hạn chế
riêng và có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, trong quá trình sử
dụng không tuyệt đối hóa kỹ thuật DHTC nào vì mỗi kỹ thuật có ưu thế riêng
trong DH một số nội dung và cần phối hợp nhiều kỹ thuật DHTC trong một hoạt
động học tập, trong một bài học để thay đổi hình thức hoạt động học tránh nhàm chán,
tăng hứng thú trong học tập cho học sinh.
Thông qua buổi tập huấn đã mang lại
cho các CBQL và giáo viên có thêm những sự hiểu biết nhất định về phương pháp
dạy học tích cực, áp dụng vào công tác quản lí và dạy học của mình, để mỗi tiết
học trong đó sẽ có “phương pháp dạy học tích cực” của các thầy cô giáo khi
truyền đạt kiến thức cho các em học sinh thân yêu.
Một số hình ảnh
của buổi tập huấn