"Tôi đã từng thấy miên man nỗi buồn trong sự chia tay của tình thầy trò ấy khi rời xa mái trường. Và rồi hôm nay, lại một lần nữa khiến tâm hồn tôi xao xuyến khi cô giáo Nguyễn Thị Hiền về nghỉ chế độ hưu trí..."
Cơn
gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con
bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ
tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà
sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao
năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi…
Lớp
học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái
chèo đó là những viên phấn trắng
Và
thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho
chúng con định hướng tương lai
Thời
gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho
chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi
tiếng thầy với tất cả tin yêu.
Vâng đó là những câu thơ vô cùng giản dị mà quá
đổi thân thương ghi lại công lao to lớn của các nhà giáo. Tôi đã từng thấy miên
man nỗi buồn trong sự chia tay của tình thầy trò ấy khi rời xa mái trường. Và
rồi hôm nay, lại một lần nữa khiến tâm hồn tôi xao xuyến khi cô giáo Nguyễn Thị
Hiền về nghỉ chế độ hưu trí.
Tốt nghiệp cao
đẳng sư phạm Quảng Bình, ngành giáo dục tiểu học. Tháng 10 năm 1988, cô giáo
trẻ Nguyễn Thị Hiền.
tình nguyện lên công tại trường Tiểu học Xuân Lộc – một trường miền núi thuộc
huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách nhà hơn
200 km trong điều kiện hoàn cảnh gia đình gặp không ít khó khăn. Thế nhưng vất
vả, khó khăn đó đã không ngăn được sức mạnh và ý chí
trong con người cô. Cô giáo Hiền đã nhận được sự động viên, khích lệ không ít từ
gia đình, nhờ vậy cô càng có nhiều động lực để phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục
ở một xã nghèo, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống của bà con nơi đây còn rất nhiều khó khăn. Tại đây, với bao ân tình của người con xa
xứ, cô Hiền nguyện đem sức trẻ của mình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho các em
học sinh. Đổi lại cô nhận được nhiều sự yêu thương, cảm mến từ các em học sinh.
Sau 7 năm gắn bó với mảnh đất Thừa Thiên đầy khó khăn, vất
vả, tháng 8 năm 1995 cô được thuyên chuyển về Quảng Bình, công tác tại trường
tiểu học Dương Thủy. Cô Hiền tâm sự: “ Sau nhiều năm dạy học xa nhà, may mắn cô đã được trở về lại nơi mình
sinh ra, tiếp tục với công việc mà cô hằng mong ước. Cô có đầy đủ điều kiện hơn
để chăm lo cho bố mẹ và gia đình nhỏ của mình”. Như thấu hiểu được sự vất vả của người đã từng công
tác xa nhà, tháng 8 năm 1998 cô giáo Nguyễn Thị Hiền nhận được quyết định về
dạy học tại trường TH số 2 An
Thủy. Tháng 7 năm 2014 cô
được điều chuyển sang một môi trường dạy học hoàn toàn mới đó là dạy học và
chăm sóc các em học sinh tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật huyện Lệ Thủy.
Dù công tác trong môi trường nào, làm thêm công việc gì mà bản thân được giao
thì cô luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Chúng ta vẫn thường hay thấy hình
ảnh cô giáo Hiền bắt tay tập viết cho các em, dạy cho các em biết đọc, biết làm
toán ở lớp học đa tật, sau mỗi buổi học chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh của cô
cho các cháu ăn. Hay trong những ca trực của mình, cô giặt dũ quần áo và tắm
rữa cho các em học sinh như những “đứa con” thương yêu của mình. Có
tiếp xúc với cô mới thấu được nỗi vất vả của người phụ nữ đảm đang, tâm luôn có
nỗi lo canh cánh về gia đình, về công việc không lúc nào nguôi. Bù lại cho những nổi vất vả đó thì cô luôn
có một gia đình “hoàn hảo” ở trong mắt của mọi người – Một người chồng luôn sẵn
sàng san sẽ công việc gia đình, cô con gái đầu Nguyễn Hồng Quế hiện là sinh
viên năm thứ tư của đại học sư phạm Huế - một cô giáo tương lai, với ước mong
được nối nghiệp người mẹ thương yêu của mình. Trong những năm học tại trường,
Quế luôn dành được thành tích học tập xuất sắc. Cậu con trai thứ hai của cô là
Nguyễn Trung Kiên cũng không kém cạnh, trong thời gian học phổ thông, Kiên luôn
nằm trong danh sách được chọn đi thi các giải ở huyện, ở tỉnh, quốc gia. Hiện
tại Nguyễn Trung Kiên đang theo học ngành điện ở trường đại học Sài Gòn, một ngành mà em yêu thích từ lâu. Học giỏi,
bài vở nhiều, nhưng hai con của cô luôn là những người con biết thương yêu bố
mẹ, luôn hiểu được hoàn cảnh của gia đình để tự vươn lên trong cuộc sống, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ học tập của mình.
Ngày 9 tháng 2 năm
2018, Nhà trường và Công đoàn Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Lệ Thủy kết hợp
chia tay cô giáo Nguyễn Thị Hiền để cô về nghỉ hưu theo chế độ sau gần 30 năm
cô cống hiến công sức với nghề. Trong buổi chia tay, thầy giáo Đỗ Văn Mỹ - Bí
thư chi bộ - Giám đốc Trung tâm đã ghi nhận những sự đóng góp của cô giáo Hiền,
với mong muốn cô luôn vui vẻ khi về nghỉ hưu, và luôn luôn dành tình cảm cho
Trung tâm.
Vẫn biết quy luật khắc nghiệt
của thời gian là vậy, nhưng các đồng nghiệp cũng như bản thân tôi không thể
giấu đi được nỗi xúc động khi phải chứng kiến cảnh chia tay với một người cô –
người chị mà bản thân tôi luôn kính trọng. Trong giờ phút lưu luyến này, những
kỉ niệm của những năm tháng “chia đắng, xẻ cay”, lại chợt ùa về như mới hôm
qua. Cảm xúc ấy làm cho những người cứng rắn nhất dù không khóc mà khoé mắt vẫn
thấy cay cay. Tự nhủ lòng mình là không được khóc, phải vui cười trong buổi
chia tay để về với những niềm vui của cuộc sống thường ngày. Ấy vậy mà những
giọi lệ cứ tuôn rơi trên khuôn mặt các thầy cô từ lúc nào chẳng hay.
“Hội
ngộ rồi chia ly”. Đó là quy luật chung của cuộc sống, chỉ mong cô khi đã về
nghỉ hưu vẫn mang vốn hiểu biết của mình đóng góp cho sự phát triển chung của
nhà trường, và có một cuộc sống hạnh phúc, có niềm vui trong sự thành đạt của
con cái, bên cạnh người bạn đời thân yêu. Ngoài kia những hạt mưa xuân đang bay
lất phất, những cơn gió mang theo hơi lạnh của “nàng đông” vẫn ùa về. Sẽ là
không còn lạnh khi trong lòng mỗi người ở lại luôn cố gắng- tất cả vì học sinh
thân yêu.Một số hình ảnh nổi bật trong cuộc chia tay