Theo dòng chảy của lịch sử, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, nhất là công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người phụ nữ đã khẳng định vị trí và vai trò không hề nhỏ của mình. Trong xu thế hội nhập hiện nay vị thế của phụ nữ luôn được nâng cao.
Điều này càng được khẳng định khi một
loạt các cơ sở pháp lý như các hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật cùng với
việc kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ
nữ Việt Nam, ra đời. Các nữ giáo viên cũng như nữ CNVC trong nhà trường nói
chung cũng đã có những cố gắng không ngừng để ngày một khẳng định vị thế của
mình.
Trung tâm GD trẻ khuyết tật đã trải qua
không ít biến động, thăng trầm để có những thành tích và bề dày truyền
thống như ngày nay. Là một ngôi trường
mang đặc thù riêng của toàn nghành giáo dục nhưng nữ CB-GV-NV chiếm số lượng
không hề khiêm tốn. Những nỗ lực cùng đóng góp của đối tượng này cho sự phát
triển bền vững của Nhà trường luôn được in dấu ấn. Điều phải nhìn nhận đầu tiên
là họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả và cũng chính là thiên chức của
mình. Nhiệm vụ của người mẹ hiền, người vợ đảm. Trong các lĩnh vực công tác cụ
thể, tập thể nữ cũng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình.
Trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc, cũng như công tác quản lý, người phụ nữ bước
đầu đã cho thấy vị thế của mình. Điều này được biểu hiện trực tiếp và cụ thể
khi họ là những người cùng tham gia ban hành các quyết định, quy chế của Nhà
trường. Họ cũng là những đại diện trong công tác quản lý của nhà trường và công
tác đoàn thể. Trong công tác của người giáo viên, các cô giáo trong trường hầu
như đều hoàn thành nhiệm vụ theo cả nghĩa chiều sâu về chất lượng dạy học. Thậm
chí họ còn chính là đại diện cho trí tuệ của cả trường khi tham gia và được
giải cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh như cô Bích
Phương, cô Hồng Minh, cô Hoàng Thị Huyên, cô
Thúy Hằng…. Sự phấn đấu và đóng góp không nhỏ của các nữ giáo viên vào
thành tựu đổi mới và tích cực hóa phương pháp dạy học, quản lý và điều hành lớp
chủ nhiệm cũng là một phần động lực để phát triển Nhà trường. Những nữ giáo
viên, nhân viên trong trường còn hiện thực hóa nhiệm vụ “dạy tốt” ngay trong tổ
ấm của họ. Điều này được thể hiện khi con cái của các chị hầu như đều được công
nhận là chăm ngoan, học giỏi. Nổi bật là con chị Võ Thị Miên còn đạt giải cao
trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia.
Bên cạnh các lĩnh vực xây dựng gia đình,
luôn tạo sự bình yên và thắp sáng ngọn lửa hạnh phúc cho tổ ấm, ngoài sự đóng
góp về các phương diện giáo dục và chăm sóc HS, những nữ CB-GV-nhân viên trong nhà trường còn phần nào thể hiện vị trí,
vai trò của mình trong các khía cạnh khác. Đó là những thành tích đặc biệt và
sự cố gắng vượt qua mọi khó khăn của bản thân cũn như của nhà trường trong các
hoạt động chăm sóc và giáo dục kỹ năng sống cho cả một thế hệ học sinh bị yếu
thế trong xã hội, giúp các em từng bước hòa nhập với cộng đồng..
Những gì mà các nữ GV-NV đạt được đều là
những điều đáng được ghi nhận. Trong quá trình cả trường đang vận động để đổi
mới PPDH, đổi mới các hoạt động chăm sóc cho HS, nhằm thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng
GV-NV, tất cả GV-NV đã không ngừng phát
huy vai trò của mình, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển chung của cả
trường. Và từ đó, vị thế của các nữ GV-NV càng được khẳng định hơn bao
giờ hết.
Nhưng nhìn một cách khách quan
chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục. Điều này thể hiện ngay
trong mặt tư tưởng, quan điểm của con người. Một số GV-NV chưa nhận thức
hoặc ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ về ý thức
trách nhiệm, về quyền dân chủ của mình.Từ đó có những thái độ lệch lạc và sự an
phận, sự chấp nhận, cũng như không còn sự cố gắng và ý chí tiến thủ. Trong khi
bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và là
một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững. Người phụ nữ cần phải
được bộc lộ hết khả năng của mình cũng như phải được thực thi và hưởng các
quyền của mình.
Ngoài nguyên nhân cơ bản là để các chính
sách của Nhà nước, cả xã hội và gia đình tạo được những điều kiện thuận lợi
nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng của mình thì với người phụ nữ nói chung,
các nữ CB-GV-NV trong trường nói riêng thì yếu tố tự thân của mỗi người là rất
quan trọng. Chính sự cố gắng và tính tích cực, chủ động của từng bản thân mỗi
CB-GV-NV mới là nguyên nhân trực tiếp của sự thành công.
Để tạo điều kiện cho chị em có
thêm tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm và cơ hội thể hiện, cống hiến năng lực của
mình thì sự tạo điều kiện, trợ giúp của các cấp quản lý và sự đồng thuận của
toàn thể chị em là điều kiện tiên quyết giúp cho giới nữ được thừa nhận và
khẳng định vị thế của mình. Ban nữ công Nhà trường luôn mong muốn BGĐ trung
tâm và các cấp quản lý tiếp tục chỉ đạo và thực hiện triệt để các chỉ thị, nghị
quyết, luật pháp, chính sách về phụ nữ và công tác phụ nữ nhằm giúp chị em có
cơ hội bình đẳng để phát huy vai trò và năng lực của mình trong gia đình và xã
hội. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng sẽ tạo điều kiện, thời gian và những ưu tiên
nhất định về chế độ khen thưởng đối với các nữ CB-GV-NV hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ. Ngoài ra, Ban nữ công Nhà trường tăng cường sự đoàn kết hơn nữa, tăng
cường mối quan hệ phối kết hợp với tổ chức khác của Nhà trường để huy động
nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý lớp học. Đặc
biệt chú ý tới đối tượng những nữ GV gặp nhiều khó khăn để từng bước nâng cao
tri thức và chất lượng cuộc sống, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp
đổi mới và phát triển của Nhà trường.
Lệ Thủy, ngày 3 tháng 8 năm 2021
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Minh