Kính thưa đoàn chủ tịch!
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa hội nghị!
Trước tiên, tôi rất vinh dự và cảm ơn Đại
hội đã trao cho tôi cơ hội được trình
bày những ý kiến của mình về công tác nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh
khiếm thính, một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động chuyên môn.
Trước khi trình bày phần tham luận của
mình, tôi xin bày tỏ sự đồng thuận cao
với bản đánh giá tổng kết năm học 2020 - 2021 và phương hướng hoạt động của nhà
trường trong năm học 2021- 2022.
Sau đây, tôi xin đại diện tổ chuyên môn 1,2,3
trình bày một số kinh nghiệm về:“Nâng cao chất lượng dạy học học sinh lớp
Khiếm thính”như sau:
Như các đ/c
đã biết dạy học học sinh bình thường đã khó nhưng đây lại là dạy học học sinh
khiếm thính còn khó hơn. Mặc dù như vậy nhưng với lương tâm của một người giáo
viên dạy học sinh đặc thù bản thân tôi đưa ra một số biện pháp sau;
Một
là, giáo viên phải có vốn ngôn ngữ kí hiệu đúng chuần, phong
phú.Muốn có vốn ngôn ngữ kí hiệu phong phú thì giáo viên phải tích cực học hỏi
bằng nhiều cách như: tham gia câu lạc bộ ngôn ngữ kí hiệu, mượn giáo trình
khiếm thính ở thư viện, học qua kênh vtv2,…
Hai là, nắm rõ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh khiếm
thính. Học sinh khiếm thính hay mặc cảm, khả năng chú ý thấp,…
Ba là, phải có nhiệt huyết cháy bổng, luôn luôn có niềm đam mê và mong muốn
chắp cánh ước mơ cho học sinh khiếm thính.
Bốn là, giáo viên luôn nhận thức được rằng: học sinh khiếm thính làm nồng cốt chất lượng
giáo dục của tổ nói riêng, toàn trường nói chung.
Năm là, tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân sát với đối tượng học sinh
khiếm thính.
- Phân
loại mức độ nghe nói của học sinh( thông qua kết quả đo thính lực của các
em,thông qua thực tế giao tiếp hàng ngày )
- Tổ chức khảo sát đầu năm để nắm bắt chất
lượng đầu vào từng em để giáo viên có
giải pháp giúp đỡ, phụ đạo cho phù hợp.
Sáu là, thực hiện đổi mới từ khâu soạn, giảng, đánh giá học sinh theo chương
trình sách giáo khoa mới.
- Soạn
bài theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh ( đổi mới từ mục
tiêu, phương pháp, kĩ thuật đánh giá)
- Lên lớp
giáo viên chú trọng từ việc bố trí chỗ ngồi đảm bảo phù hợp với đặc điểm thính
lực của từng em.
+ Linh
hoạt trong các hoạt động học, đưa các trò chơi có nội dung học tập vào các tiết
dạy nhằm mục đích gây sự hứng thú cho học sinh trong giờ học.
+ Giáo
viên sử dụng ngôn ngữ kí hiệu kèm hình ảnh minh họa để cung cấp vốn từ cho hs.
+ Giáo
viên phải biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ kí hiệu và khẩu hình miệng trong quá
trình dạy.
- Đánh
giá: tổ chức đánh giá một cách linh hoạt chú trọng việc cho học sinh đánh giá
lẫn nhau. Bên cạnh đó giáo viên phải thực hiện tốt việc đánh giá sự tiến bộ của
học sinh theo KHCN.
Bảy là: Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức các
hoạt động, sân chơi để học sinh tham gia giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu: tổ
chức ngày trung thu, ngày người khuyết tật Việt Nam
18/4…
Tám là:
Làm tốt công tác bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp khiêm thính.
Để thực
hiện tốt các giải pháp trên, sau đây tổ chuyên môn 1,2,3
xin kiến nghị, đề xuất các nội dung sau:
* Đối với lãnh
đạo trung tâm:
- Tạo điều kiện cho giáo viên
tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về dạy học cho học sinh khiếm thính.
- Duy trì câu lạc bộ NNKH
- Tổ chức chuyên đề dạy học sinh
khiếm thính.
- Có kế hoạch mua sắm, bổ sung
các thiết bị dạy học cho học sinh khiếm thính.
* Đối với phụ huynh:
- Tích cực tham gia học ở câu lạc
bộ ngôn ngữ kí hiệu để có vốn từ nhằm hổ trợ học sinh trong học tập.
- Quan tâm đưa đón học sinh đi
học chuyên cần, an toàn.
- Mua sắm đầy đủ sách vở, dụng cụ
học tập cho học sinh
- Đảm bảo thông tin liên lạc 2
chiều để nắm bắt kịp thời tình hình học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tổ khi tham gia dạy học sinh khiếm
thính. Xin cám ơn các đ/c đã lắng nghe, mong các đ/c góp ý thêm để
tham luận được đầy đủ . Chúc các đ/c sức
khỏe. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!