Thực hiện Công văn số 1562/SGDĐT-GDTH ngày 07/9/2020 hướng dẫn các đơn vị về nội dung và cách thức sinh hoạt chuyên môn. Trên cơ sở đó, các đơn vị chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo 04 bước đã được hướng dẫn. Chiều ngày 10/12/2021, Chuyên môn Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Lệ Thủy đã tổ thảo giảng dự giờ với chuyên đề dạy học môn toán lớp 2 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Thành phần làm việc gồm có đồng chí Nguyễn Thị Bích Phương cán bộ quản lí (Phó giám đốc, phụ
trách chuyên môn), đồng chí Nguyễn
Thị Hồng Minh cán bộ quản lí (Phó giám đốc, phụ trách hành chính)và tất cả
các đồng
chí giáo viên của trung tâm. Với tinh
thần giúp đội ngũ giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc trong thực hiện dạy học theo định hướng “Phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh .” Trung tâm đã định hướng cho tổ chuyên môn dự giờ 1 tiết: Toán lớp 2, do cô Hoàng Thị
Huyên dạy minh họa.
Sau khi dự giờ đồng chí phó giám đốc ( phụ trách chuyên môn), GV trong tổ cùng trao đổi, chia sẻ tiết dạy. Tại đây,
các thầy cô giáo chia sẻ những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua giờ
học. Người dự giờ đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý giờ dạy theo tinh thần trao
đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung vào phân tích các hoạt
động của học sinh và tìm ra nguyên nhân, không đánh giá, xếp loại người dạy mà
coi đó là bài học chung để mỗi GV tự rút kinh nghiệm.
Đồng chí Bích Phương là người điều hành, thảo luận tiết dạy. Tất cả luôn tôn trọng và lắng
nghe ý kiến của đồng nghiệp, không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm
người đối với người dạy. Người điều hành gợi ý những nội dung cần thu hoạch
sau mỗi tiết dạy đó là: những khó khăn của học sinh (HS) khuyết tật gặp phải trong giờ học là gì? Những biểu hiện
cụ thể của HS như: vẻ mặt, thái độ, hoạt động, sản phẩm HS làm bài nói lên
điều gì?... Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của HS là gì và những giải
pháp khắc phục những khó khăn đó. Bài học có gì mới, sáng tạo, điều này được
thể hiện qua kết quả học tập của HS như thế nào? Các nội dung, hoạt động học
tập có phù hợp với khả năng nhận thức của HS không? HS được quan tâm/ hỗ trợ
như thế nào? HS có cơ hội liên hệ kiến thức đã biết để hình thành kiến thức mới
như thế nào? Các em có cơ hội giúp đỡ nhau trong học tập không?... Tất cả những
câu hỏi được người điều hành gợi ý để người dự giờ cùng trao đổi.
Tổ chức SHCM tạo cơ hội
học tập cho mọi học sinh, bảo đảm cơ hội học tập cho mọi giáo viên về chuyên
môn nghiệp vụ. SHCM còn là nơi, tại đó giáo viên được học tập lý thuyết thông
qua thực hành để giải quyết các vấn đề thực tế họ gặp phải, giáo viên được học
từ các đồng nghiệp của mình.
Tham dự và chủ trì đồng chí Phương đã phát biểu chỉ đạo và tư vấn sâu sắc cho các giáo viên trong công tác tổ chức SHCM mới: Cách
chuẩn bị bài dạy minh họa; cách tiến hành bài dạy minh họa và dự giờ; cách thảo
luận, chia sẻ tiết dạy; việc áp dụng các bài học sau SHCM vào hoạt động giảng
dạy hàng ngày. Xem SHCM là các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội
ngũ GV trong trường. Đặc biệt trong thực hiện theo phương pháp dạy học
phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, đổi mới nâng cao chất lượng SHCM, giao
quyền cho
tổ chuyên môn trong các hoạt
động chuyên môn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. SHCM phương pháp dạy học
phát triển năng lực cho học sinh, tại đây tổ trở thành cộng đồng học tập, luôn luôn học hỏi và tôn
trọng nhau. SHCM sẽ làm thay đổi GV, GV sẽ trở nên những người luôn luôn
học hỏi suy ngẫm về việc học của HS, hiểu HS, sẵn sàng học từ đồng nghiệp. Khi
GV thay đổi, họ tạo nên sự thay đổi trong các hoạt động dạy học hàng ngày, quan
tâm đến việc học của HS thay vì quan tâm đến việc thực hiện hết chương trình,
quan tâm đến việc làm thế nào để HS hiểu bài thay vì cố gắng dạy hết nội dung
bài học dù HS có hiểu hay không. Sự thay đổi này của GV sẽ làm cho việc học của
HS thay đổi, các em sẽ hiểu bài, sẽ được học những gì có ý nghĩa, quan hệ giữa
các em sẽ tương tự quan hệ giữa các thầy cô giáo, là mối quan hệ cộng tác trong
học tập. Điều này sẽ nâng cao chất lượng học tập tại các nhà trường.
Qua buổi SHCM, Tổ đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm
quan trọng dạy học
theo phương pháp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Vì vậy, yêu cầu các giáo viên trong tổ xem đây là một trong những hoạt động bồi
dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học.
Trong thời gian tới, Tổ tiếp tục công tác dự giờ, SHCM tiếp tục tư vấn, hỗ trợ cho các đồng chí giáo viên trong công tác dạy học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh trong toàn tổ.
(Một số hình ảnh về dự giờ, sinh hoạt chuyên môn )