Vậy là mình đã gắn bó với Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Lệ Thủy hơn mười năm. Và cũng có lẽ í ai biết được rằng mình cũng là một đứa trẻ khuyết tật.
Khuyết
tật của mình không phải là khuyết tật về bề ngoài cơ thể hay khuyết tật về nghe
nói dễ thấy giống như những học sinh yêu dấu của mình. Khuyết tật của mình là
khuyết tật về tình cảm, về tâm hồn, về sự sang chấn tâm lí. Sự khuyết tật này ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của mỗi con người. Từ những năm học phổ thông,
mình đã là đứa bé mồ côi. Đầu năm học lớp 11, mẹ mình đã mãi mãi ra đi vì mắc bệnh
hiểm nghèo. Mình đã vô cùng đau đớn và tủi hờn. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ
đến đến kết quả học tập của mình nói riêng cũng như sự phát triển tâm sinh lí
nói chung. Tâm sinh lí của mình khác xa hoàn toàn so với các bạn cùng trang lứa.
Đó chính là sự khuyết tật về mặt tâm lí.Sự khuyết tật đó đã tăng lên nhiều lần khi mình vừa bước chân vào năm
nhất Đại học thì ba mình cũng ra đi mãi mãi để lại cho mình bốn đứa em đang tuổi
ăn học. Mình cảm thấy như không sống nổi nữa rồi. Thế rồi, được sự động viên của
bà con, anh hem, học hàng, bạn bè. Đặc biệt là sự đồng cảm và động viên của các
thầy cô giáo khoa Tâm lí giáo dục học, trường Đại học Quy Nhơn , nhất là sự giúp đỡ của
các bạn cùng lớp, mình cũng đã bước tiếp với phương châm “ biến đau thương
thành hành động”.
Rồi
mình cũng học xong Đại học, kết quả học tập không cao nhưng với mình như vậy là
quá tốt rồi. Ra trường, đi dạy khá nhiều nơi như: Trường trung học phổ bán công
Lệ Thủy ( nay là trường Trung học phổ thông Nguyễn Chí Thanh), Trường Trung học
cơ sở Trường Xuân, Tháp Mười, Đồng Tháp,… Đến năm 2010, mình được về dạy ở
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Lệ Thủy. Những học sinh ở đây rất đáng
thương, các em đáng thương như chính cuộc đời của mình vậy. Và mình đã cúi xuống
sự khiếm khuyết, cúi xuống nỗi đau của các em cũng như cúi
xuống
mong ước của phụ huynh. Mình rất yêu công việc và cũng rất yêu học sinh. Đặc biệt
là được sự giúp đỡ của anh chị em đồng nghiệp, mình càng yêu nghề, yêu công việc
hơn. Dạy học sinh khuyết tật rất khó nên
mình và đồng nghiệp luôn học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi. Dạy trẻ khuyết tật cần sự
cần mẫn. Mỗi chữ cái, mỗi phép tính đơn giản, có trẻ phải học cả tuần.
Một bài thơ, các em phải học nhiều tuần mới thuộc. Đang ngoan ngoãn, có trẻ bất
ngờ la hét, lên cơn giật, nôn trớ, phá phách... Vì thế, phương châm của chúng
tôi là "Kiên trì, thấu hiểu và chia sẻ". Việc dạy và chăm sóc phải
dựa vào tâm sinh lý của từng trẻ: "Khi nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ
thì mình biết trẻ cần mình cái gì và mình luôn luôn thay đổi hình thức dạy cho
phù hợp với từng trẻ". Dạy cho trẻ khuyết tật
trí tuệ vất vả lắm, vì các cháu không có khả năng nhận thức nhanh như trẻ bình
thường. Có khi mất một ngày dạy được cho trẻ một chữ cái, nhưng cũng có khi mất
cả tuần, cả tháng… Nhiều khi, các con không nhớ được, mà cứ nhắc lại y nguyên
lời cô. Cô hỏi "Đây là cái gì?" thì trò cũng nhắc lại "Đây là
cái gì?" chứ không trả lời được. Nên chúng tôi phải
thật kiên nhẫn. Nhưng khi dạy được cho các con biết thêm một điều gì thì thấy
mừng không tả xiết. Cảm giác thật hạnh phúc. Cách đây một năm, vào một buổi sáng, khi tôi đang chải tóc
cho các em nữ, bỗng dưng T. H, cô bé mắc
chứng bệnh tự kỷ cả ngày chỉ ngồi một chỗ nơi lớp học đứng lên cầm lược chải
tóc cho các bạn, rồi chải tóc cho mình và nói "tóc tóc đẹp". Mình ôm
em vào lòng, vui sướng mà nước mắt cứ chảy hoài!" - đó là tâm sự của cô
Quỳnh, một đồng nghiệp trẻ của mình.
Với sự kiên trì của chúng tôi, trẻ được
giáo dục ở Trung tâm đã có những chuyển
biến đáng kể. Nhiều trẻ ban đầu không biết nói rõ lời, gọn ý, không cầm được
thìa, bút hay mất hằng tuần vẫn không nhớ được mặt chữ… đến nay đã có 70%
học sinh biết đọc, biết viết; 90% biết
giao tiếp như chào hỏi lễ phép, biết mặc quần áo gọn gàng và giữ vệ sinh sạch
sẽ.
Mỗi trẻ ở Trung tâm đều có sổ theo dõi sức
khoẻ và một kế hoạch giáo dục cá nhân. Mọi diễn biến về sức khoẻ thể chất và
tâm lý của trẻ đều được giáo viên và
nhân viên của Trung tâm theo dõi, điều
chỉnh kịp thời. Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ được đặc biệt coi trọng, với sự
kiên nhẫn của các giáo viên, nhân viên. Các cháu biết tự chăm sóc bản thân, cha
mẹ và gia đình sẽ bớt phần gánh nặng và sự lo lắng.
Năm học 2021 – 2022 là năm thứ 22 Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết
tật Lệ Thủy tồn tại và phát triển. 22 năm với hơn 1000 00 lượt trẻ đến và đi.
Không ít trẻ qua quá trình can thiệp, đã trưởng thành và có được cuộc sống ổn
định, xây dựng gia đình, tham gia một số ngành, nghề phù hợp với năng lực của
bản thân. Những trẻ được can thiệp sớm trước 5 tuổi đã hòa nhập với cuộc sống,
mang lại niềm vui vô bờ cho các gia đình.
Một trường hợp đáng kể như em Hoàng Đại
Nghĩa, sau 7 năm học ở đây, giờ Nghĩa đã
trở thành nhân viên của một cơ sở sản xuất máy tính ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thỉnh thoảng, Nghĩa vẫn về Trung tâm
thăm các thầy cô nơi đây.
Em Nguyễn Văn Thích, bị thiểu năng trí tuệ,
đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh về quyền trẻ em , trẻ khuyết tật trong lĩnh vực
giáo dục bằng hình thức bán trực tiếp, tổ chức vào tháng 7 - 8 năm 2021. Em Nguyễn Hoàng Bảo Châu, học
sinh khiếm thính đạt giải khuyến khích cuộc thi này.
Là một người mẹ và cũng vì hạnh phúc của
nhiều bà mẹ khác mà mình đã gắn bó với công việc vất vả nhưng cũng đầy tính
nhân văn này. Đã trải qua nhiều nỗi đau của một đứa bé mồ côi nên mình thấu hiểu nỗi vất vả, nỗi đau của
nhiều gia đình khi có con khiếm khuyết.
Mình luôn xác định đây là món nợ phải trả cho cuộc đời,
chia sẻ gánh nặng với các gia đình, giảm bớt những khuyết tật của trẻ. Mình và
đồng nghiệpluôn khắc sâu trong tim: "Các bé như những mảnh trăng khuyết,
và trách nhiệm của chúng ta là làm cho những vầng trăng đó tròn hơn".
Trong tình hình đại dịch covid - 19 đang
diễn biến phức tạp, học sinh chưa thể đến trường. Học sinh ở trung tâm mình
cũng vậy, thực hiện phương châm: ở nhà nhưng không ngừng học, nhiều thầy cô ở
trung tâm cũng đã khắc phục khó khăn để dạy online như các trường bạn như cô
Nguyễn Thị Thúy Hằng, cô Lê Nữ Như Quỳnh,
thầy Lê Đình Phong… Một số thầy cô khác cũng đã đến tận nhà để hỗ trợ
học sinh học tập như thầy Nguyễn Văn Sơn, cô Võ Thị Quỳnh Như, cô Ngô Thị Mai
Sương,…Các thầy cô luôn đồng hành cùng các em trong mọi hoàn cảnh để các em không
bị bỏ lại phía sau.