GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 37
Số lượt truy cập: 1022997
QUANG CÁO
Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ tự kỷ 1/6/2020 9:27:17 AM

Image result for trẻ tự kỷ

1.Trong quá trình dạy trẻ tự kỷ tại nhà thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin qua hệ thông giác quan, đặc biệt là khi cần tới những phản hồi có tổ chức và có mục đích.

2. Cảm giác về vận động và xúc giác của các em thường xuyên bị ảnh hưởng. Tay và chân là các vùng đặc biệt nhạy cảm đối với nhiều em. Do vậy, các em thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu những kích thích từ môi trường xung quanh cũng như hay có các hành vi bất thường như vẩy tay, lắc lư người…

3. Các em thường có xu hướng sử dụng một giác quan nào đó một cách rất phức tạp, thậm chí biến giác quan đó thành trung tâm đem đến mọi cảm giác. Có em sử dụng khứu giác cuả mình không chỉ để ngửi các mùi vị từ thức ăn, mùi hương từ hoa, quả… mà còn dùng khứu giác để phân biệt những người thân quen.

– Trẻ Tự kỷ cũng có thể không kén chọn hoặc kén chọn thái quá các kích thích cảm giác. Có em chỉ muốn dùng một chất liệu vải quần áo, muốn dùng một loại đèn, một loại đồ uống… và có xu hướng không thích các loại khác.

4. Mặc dù có vẻ như không nghe thấy điều người khác nói nhưng’nhiều em lại dễ bị phân tán bởi các âm thanh khác. Tiếng bước chân rất nhẹ ngoài hành lang, tiếng quạt trần ở phòng bên, tiếng ti vi từ ngôi nhà bên cạnh… dù rất nhỏ cũng có thể làm em bị phân tán.

5. Mặc dù dễ bị phân tán chú ý nhưng nhiều lúc các em lại có xu hướng quá tập trung vào một kích thích nào đó và không để ý đến kích thích khác. Chẳng hạn, khi đang chăm chú nhìn vào một vật nào đó thì thường không để ý đến ai gọi hoặc đến gần. Điều này dẫn đến việc các em thường gặp khó khăn trong việc thực hiện hai nhiệm vụ song song.

– Việc tiếp nhận các kích thích cảm giác của các em thường quá nhanh hoặc quá chậm, thường là nhanh với những kích thích mà trẻ hứng thú và nhạy cảm còn đại đa số là chậm chạp. Do vậy, các em cần thời gian để phản ứng với kích thích đó.

Trẻ Tự kỷ thường có ngưỡng cảm giác bất thường.

– Với những em có ngưỡng cảm giác thấp: có thể trở nên căng thẳng với những âm thanh; cảm thấy khó chịu với những thông tin thị giác, những hình ảnh chuyển động, tương tác mắt với người khác nhiều lúc cũng là một điều khó chịu; khi ai đó ôm hoặc khi có sự thay đổi về nhiệt độ các em trở nên khó chịu; có thể sợ một số mùi hương; không thích vị của một số loại thức ăn…

– Với những em có ngưỡng cảm giác cao: Nhìn một cách chăm chú vào ánh đèn hoặc các vật; thích nghe những âm thanh lớn và nghe ở khoảng cách gần; dường như không biêt đau ngay cả khi bị thương; thích ngửi những mùi mạnh; thích nếm những vị mạnh

Với những khó khăn do vấn đề về cảm giác mang lại, trẻ Tự kỷ thường: có hành vi tự kích thích; chỉ xử lí thông tin bằng một kênh cảm giác khiến cho thông tin nghèo nàn; có khó khăn trong việc nhận thức về đồ vật, con người, tình huống; dễ bị căng thẳng; có hành vi bất thường…

Tri giác
Trẻ Tự kỷ thường gặp những khó khăn trong việc xử lí các thông tin đến từ các giác quan và do vậy, quá trình tri giác của các em cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Điểm nồi bật nhất trong tri giác của trẻ Tự kỷ là tri giác theo kiểu bộ phận:

– Thường quan tâm đến các chi tiết mà không để ý đến cái tổng thể, gặp khó khăn trong việc tri giác toàn bộ sự vật. Khi giáo viên cho trẻ xem một bức tranh sau đó vè hỏi trẻ xem nội dung của bức tranh là gì, khi đó trẻ có thể gọi tên một chi tiết nào đó trên bức tranh thay vì nói nội dung tranh.

– Thường đưa ra sự liên hệ dựa trên các chi tiết. Khi được hỏi về một câu chuyện, trẻ liên hệ đến một chi tiết cụ thể mà trẻ thích thú. Hoặc, khi được xem bức tranh về con gà và phải trả lời câu hỏi “con gì đây?” trẻ có thể trả lời: ò ó 0…, tình cờ nhìn thấy bức tranh con gà trẻ cũng có thể nói: ò ỏ o…

Trong quá trình dạy trẻ tự kỷ tại nhà, phụ huynh cần hiểu Trẻ Tự kỷ thường khó khải quát hóa sự vật, sự việc. Khi đã có kinh nghiệm về cái ô tô thì không có nghĩa là tất cả những cái gì giống như thế đều là xe ô tô bởi lẽ trẻ không có khả năng khái quát được như thế nào được gọi là cái ôtô cũng như các dạng ô tô khác nhau. Do khó khăn này, những thứ mà trẻ Tự kỷ được trải nghiệm đều là mới mẻ đối với chúng. Thế giới xung quanh đối với trẻ Tự kỷ trở nên hỗn loạn và rời rạc, nhiều điều mới lạ làm trẻ lo lắng. Vì vậy, có rất nhiều trẻ Tự kỷ tìm kiếm cảm giác an toàn bằng cách lặp đi lặp lại những hành động giống nhau hoăc tìm kiếm những cách khác để chạy trốn khói thế giới thực tại (ví dụ như dùng tay để bịt tai lại),

Ngoài ra, do những đặc điểm về cảm giác nêu trên, trẻ Tự kỷ cũng có xu hướng tri giác lệch lạc, ảnh hưởng đến việc chính xác hóa các thông tin mà trẻ tiếp nhận, Điều này trực tiếp tác động đến vỉệc nhận thức và nhiều khi là những vấn đề hành vi của trẻ.

Tư duy
Mức độ trí tuệ của trẻ Tự kỷ: trẻ Tự kỷ có thể có trí tuệ từ mức rất thấp đến mức cao. Theo thống kê có khoảng 25% trẻ Tự kỷ có trí tuệ trên trung bình, trong số đó có một tỉ lệ có trí tuệ ở mức cao và rất cao. Ở một khía canh khác, rối loạn Tự kỷ cũng tạo ra những đặc điểm tư duy hết sức đặc biệt và có thể xem đó là sự bù trừ cùa nhiều cá nhân bị Tự kỷ.

Tư duy hình ảnh phát triển ở mức độ cao và trở thành nòng cốt của tư duy: Đặc điểm này đã được nhiều nhà nghiên cứu công nhận và trở thành cơ sở của rất nhiều phương pháp trị liệu và giáo dục cho trẻ Tự kỷ. Cũng do đặc điểm tư duy này, người Tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xừ lí những thông tin không thể hoặc khó hình ảnh hoá. Điều này cũng giải thích tại sao những từ đầu tiên mà đứa trẻ Tự kỷ có thể học là danh từ, những thứ có thể dễ dàng liên hệ với một hình ảnh cụ thể nào đó. Việc học được các động từ đặc biệt là các tính tự và trạng từ không hề đơn giản với chúng. Những trẻ Tự kỷ có trí tuệ thấp có thể chỉ dừng lại ở việc hiểu và sử dụng những danh từ chỉ sự vật cụ thể.

Tuy nhiên, không phải tất cả những trẻ Tự kỷ đều có khả năng tư duy bằng hình ảnh ở mức độ cao, không phải tất cả đều xừ lí thông tin theo cách này. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các thao tác tư duy mà họ có cũng như khả năng nhớ.

Tư duy lôgic thường gặp khó khăn: tư duy logic đối với trẻ Tự kỷ là một khó khăn khá phổ biến. Logic của trẻ thường không gắn với ngôn ngữ với những thứ được khái quát hoá mà thường hết sức cụ thể, đó là thứ logic đơn giản nhất, là mối tương quan đơn thuần giữa hai đối tượng.

Các thao tác tư duy có nhiều hạn chế: mặc dùcó tư duy bằng hình ảnh khá phát triển nhưng các thao tác tư duy bao gồm phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát hoá lại có nhiều điểm hạn chế. Những cả nhân Tự kỷ thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc khái quát hoá, những thông tin mà họ thu thập được thường lẻ tẻ, chi tiết, họ có thể liệt kê các dữ liệu trong khi lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc khải quát hoá chúng. Nhiều trẻ Tự kỷ có thể không gặp khó khăn nhiều trong việc phân loại màu sác (đặt những vật có màu giổng nhau vào một chỗ) nhưng điều đó lại hoàn toàn mang tính cảm giác và trẻ thường không thể khái quát gọi tên đó là vật màu gì.

Khả năng trừu tượng hoá là một lĩnh vực thách thức với phần lớn trẻ Tự kỷ. Bằng chứng là trẻ rất khó hiểu và sử dụng những từ trừu tượng. Trẻ chỉ có thể hiểu những gì cụ thể, trực quan, những hình ảnh thị giác mà bản thân các em không gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận. Chính vì không có khả năng trừu tượng hoá nên các trẻ Tự kỷ có thể lấy cái chi tiết để gọi tên, mô tả cái khái quát, họ không có khả năng khái quát chúng.

Trẻ Tự kỷ gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của các khái niệm. Chúng có thể hoạt động và trải nghiệm, có thể học những kĩ năng, một số có thể sử dụng ngôn ngữ… nhưng chúng không thể hiểu nhiều về ý nghĩa của những việc chúng làm. Chúng không tạo ra được sự liên kết giữa ý tưởng và sự kiện. Thế giới của chúng là một chuỗi những sự kiện, những hoạt động… trong khi đó các nguyên tắc, nguyên nhân, khái niệm… của các sự kiện đó lại không rõ ràng. Khả năng khái quát kém có thể dẫn đến những khó khăn trong nhận thức khác.

Trẻ Tự kỷ thường có khả năng quan sát tốt các chi tiết, những hình ảnh cụ thể. Chúng có thể nhanh chóng phát hiện ra nếu các đồ vật trong môi trường của chúng bị di chuyển, chúng có thể nhìn thấy và nhặt những vật nhỏ xíu trên sàn nhà… Một số có thể rất thính với các kích thích cảm giác như tiếng quạt, tiếng máy. Với những trẻ có khả năng nhận thức cao cũng thường tập trung vào các nhận thức chi tiết, chúng thường thuộc các mã điện thoại của các vùng, tên thủ đô của các nước…Việc quá quan tâm đến chi tiết khiến trẻ có thể bỏ qua những sự kiện diễn ra xung quanh mình.

Một đặc điểm cũng rất quan trọng trong tư duy cùa trẻ Tự kỷ là sự cứng nhắc. Cụ thể: mọi thứ cần phải được dự tính từ trước, tư duy theo kiểu đen – trắng, thích các qui tẳc rõ ràng, hành vi cửng nhắc…

Tưởng tượng
Các cá nhân Tự kỷ thường gặp khó khăn trong khả năng tưởng tượng. Họ thường khó có thể hiểu được những điều người khác nói nếu điều đó buộc họ phải vận hết nội lực ra để tưởng tượng đó là cái gì. Chính vì lẽ đó, ngay từ khi còn nhỏ, tré Tự kỷ đã khó có thể tham gia vào các trò chơi đóng vai, khó cố thể tưởng tượng việc xếp nhiều khúc gỗ một cách thẳng hành sẽ cho ta đoàn tàu, búp bê sẽ thay cho em bé trong trò chơi mẹ – con và néu có bạn nào đó mặc một chiếc áo bác sĩ có nghĩa là họ đang chơi giả vờ và đóng là bác sĩ… Khiếm khuyết về khả năng tưởng tượng là nét nổi bật ở những cá nhân Tự kỷ kể cả những cá nhân có khả năng cao.

Thúy Hằng (sưu tầm)

TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882126 - Email: ttgdtkt@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường
ĐT: 0912.037911 - Email: cuonggiaoduc@yahoo.com